Tại sao lại phải chế đèn bàn học Rạng Đông thành đèn tích điện? Trong trường hợp chiếu sáng khi mất điện thời gian dài... Để làm cái này, chúng ta chỉ tận dụng khung vỏ, công tắc và tấm tản nhiệt của đèn cũ.
Các thông số của đèn sau khi hoàn thiện:
Thời gian sáng liên tục của đèn (cái này đã được kiểm tra thực tế): 18 giờ
Thời gian sáng ở mức công suất 10W: 4 giờ.
Thời gian sạc đầy (bằng củ sạc nhanh của điện thoại): 4 giờ.
Chúng ta tháo bỏ khối bê tông ở đáy đèn, tiếp đến tháo mặt đèn bằng cách dùng tô vít 2 cạnh, bẩy mạnh nắp đèn bật ra, ở đó có 2 cái lẫy, vì đèn bàn học Rạng Đông được làm khá chất lượng nên ở công đoạn này không sợ bị gẫy lẫy cài. Tiếp theo chúng ta tháo mặt chóa đèn và bảng mạch, dùng kìm cắt chân mạch để tháo toàn bộ linh kiện hàn trên mặt tấm tản nhiêt của đèn, chúng ta chỉ giữ lại tấm tản nhiệt này mà thôi.
Lưu ý: Nhìn trên mặt đèn có 4 điểm giống như lỗ của lẫy cài mặt nhưng chỉ 2 trong 4 lỗ đó là lỗ cài chốt, nó nằm ở vị trí bên trái, chi tiết xem trong ảnh dưới đây. Chúng ta phải cho tô vít hai cạnh vào đúng lỗ này thì mấy đẩy mặt đèn ra được.
Bước 2: Gắn bóng led lên mặt sau của tấm tản nhiệt
Trước khi gắn bóng lên mặt sau của tấm tản nhiệt, cần phải xác định được chiều âm dương của bóng đèn bằng cách dùng pin lithium 18650 để thử xem đèn sáng không, sau đó đánh dấu cực dương của đèn.
Tiếp theo chúng ta gắn tất cả các bóng led luxseon xếp theo vị trí các cực âm dương cùng phía lên mặt sau của tấm tản nhiệt sau đó cố định bằng cách nhỏ vài 1 giọt keo 502 vào và tiến hành hàn các cực lại với nhau. Để Đi dây điện từ pin lên trên mặt đèn, ta xác định trước vị trí dây điện sẽ chui lên trên mặt tấm tản nhiệt sau đó khoan lỗ fi2 như trong video. Sau khi hàn song tiến hành đổ keo chịu nhiệt 704 hoặc keo chịu nhiệt 705 đều được để cố định các bóng led với nhau và cố định vào tấm tản nhiệt, đồng thời dùng để cách điện với tấm tản nhiệt (không thể cố định bằng keo 502 được do keo 502 không chịu được nhiệt độ lớn và không bền theo thời gian)
Chú ý: Khi hàn các bóng led với nhau và với dây nối tới pin thì phải tuyệt đối không để chạm vào tấm tản nhiệt vì nó là tấm nhôm nên nếu chạm sẽ bị chập điện gây cháy nổ pin nhé. Khi đổ keo đổ mạch 704 thì để ý không được để keo phủ lên mặt trên của bóng đèn.
Bước 3: Đóng pin lithium 18650
Pin mà chúng tôi dùng để đóng khối cho đèn là loại lisen với dung lượng là 2000mah, dòng xả thường xuyên đạt 10C, là loại pin tầm trung. Ở trường hợp này, chúng tôi dùng bình ắc quy ô tô kết hợp với bộ mạch hàn cell pin 12V để tiến hành đóng pin.
Sau khi hàn kẽm vào cell pin, tiến hành xếp 6 viên pin vào đế của đèn bằng keo nến theo kiểm lắp song song: Các cưc dương của pin xép vào cùng 1 hướng và các cực âm của pin về cùng 1 hướng. Việc này rất quan trọng nếu chúng ta xếp không để ý đến đến chiều pin chúng ta rất dễ bị chạm các cực với nhau gây ra việc chập cháy pin ngay trong tay. Bỏng đấy!
Bước 4: Hàn mạch sạc cho khối pin
Thứ tự hàn và các chân hàn đều được ký hiệu rõ ràng trên mạch.
Mạch sạc mà chúng tôi sử dụng trong trường hợp này là loại Tp4056 cổng type C, loại này có chân sạc giống như chân sạc của điện thoại samsung nên hoàn toàn tương tích với củ sạc samsung chân to. Vì mỗi mạch sạc chỉ có thể cấp dòng sạc được 1 A, ta dùng 6 viện pin 2000 mah nên khối pin có dung lượng là 12A, vậy nếu dùng 1 mạch thì ít nhất 12 tiếng nó mấy đầy pin, để tăng thời gian sạc thì chúng ta chỉ có thể dùng 2 mạch sạc lắp song song với nhau. Tại sao không thể dùng 3 mạch để tăng thời gian sạc lên tiếp? cái này lên quan đến củ sạc điện thoại thông thường chỉ là loại 2 A nên có dùng 3 mạch thì cũng không có tác dụng gì.
Lưu ý: Anh em nên hàn tất cả các dây vào mạch sạc trước sau đó cố định lại trong đế bằng keo. Bước cuối cùng thì mấy hàn dây từ mạch sạc vào cell pin.
Bước 5: Hoàn thiện
ở bước này chúng ta đi lắp lại toàn bộ các bộ phận còn lại là song.