Cách làm đèn led chạy bằng pin

Đăng bởi CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY LẮP VÀ DỊCH VỤ AN HUY là vào lúc 07/04/2023

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn tự cách làm đèn led Loại 7W với điện áp 3.7V chạy bằng pin lithium. Hiện nay, để tạo ra chiếc đèn pin nhỏ gọn, tiện dụng, thời gian sử dụng hàng tiếng đồng hồ với công suất lớn mà chỉ cần dùng sạc điện thoại thông thường để sạc cho đèn thật đơn giản nhà mà ai cũng có thể tự làm được ở nhà bởi những linh kiện luôn sẵn có và siêu rẻ.

Ứng dụng:

- Dùng làm đèn bàn học, đèn ngủ trong lúc mất điện
- Dùng làm đèn sửa chữa cơ khí nói chung và sửa chữa ô tô (cái này có đầu uấn cong và chiều dài cần đèn theo ý muốn nên rất tiện dụng trong việc sửa chữa xe)
- Dùng làm đèn thắp sáng khi đi cắm trại
- Dùng làm đèn thay cho bóng điện lưới thông thường khi bị mất điện

Cách dùng:

- Để bật đèn chúng ta xoay biến trở theo chiều kim đồng hồ đến khi có tiếng "tách"  để tắt đèn thì làm ngược lại.
- Để điều chỉnh độ sáng đèn: Xoay biến trở đến độ sáng mình muốn
- Để đèn sáng với cường độ cao nhất thì bật công tắc nhấn mầu đen. Lúc này biến trở chỉ có vai trò là bật tắt đèn mà không thể điều chỉnh độ sáng được.
- Để sạc pin: Chỉ việc lấy củ sạc điện thoại thông thương mà sạc được cho điện thoại samsung chân to là ok. Khi nào nhìn thấy đèn từ đỏ chuyển sang xanh thì nghĩa là đã đầy pin. Mạch sạc của đèn sẽ tự ngắt để bảo vệ tuổi thọ của pin.

Thông số của đèn:

Dung lượng pin: 6000 Mah
Công suất: 7W có điều chỉnh độ sáng
Thời gian sáng liên tục: 15 giờ
Thời gian sạc đầy: 3 tiếng
Chân sạc: Cổng type C (sạc samsung chân to)
Thông số củ sạc: Dùng chính củ sạc điện thoại thông thường
- Điện áp vào củ sạc: 220v
- Điện áp ra của củ sạc: 5v
- Dòng ra củ sạc: 2A

......................

Các vật tư cần chuẩn bị:

Vật tư để chế đèn led

1. bóng led:

Bóng led sử dụng là led chip có tấm nhôm tản nhiệt (các bóng led được mắc song song hoặc nối tiếp với nhau trên mạch điện và tất cả được gắn trên tấm nhôm) loại chạy ở điện áp từ 4.2 v trở xuống. Điện áp của đèn tương đương với điện áp mà các loại điện thoại thông minh hiện nay đang dùng. Việc này rất thuận tiện để bạn có thể lấy chính cái sạc điện thoại hàng ngày để sạc cho đèn này mà không phải mua thêm một bộ sạc nào khác.

Công suất bóng đèn: Tùy theo nhu cầu chiếu sáng mà chọn công suất hợp lý, hiện nay có 2 loại cơ bản là loại có tấm tản nhiệt và loại không có tấm tản nhiệt. để đảm bảo độ bền của bóng led, bạn bắt buộc phải tản nhiệt cho bóng led. công suất thông thường có các loại: 3W, 5W, 7W (bảng led)

loại bóng này giao động từ 7000đ đến 20000 đ một cái.

2. Pin lithium 18650:

Dòng xả: Đối với bóng đèn led dùng để làm đèn pin, công suất không quá cao, chỉ khoảng 7W quay về thì bạn nên dùng loại pin lithium 18650 với dòng xả thấp để tiết kiệm chi phí. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến dung lượng pin, dung lượng càng lớn thì thời gian sử dụng càng lâu. Để dễ hiểu chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể như sau:

Ví dụ: Với bóng công suất là 7W, dùng điện 3.7V Nếu dùng 1 viên pin dung lượng pin 2000mA thì thời gian thắp sáng là 1 giờ.

Chúng tôi xin đưa ra bảng tính toán thời gian thắp sáng bóng đèn theo dung lượng pin như sau:

Công suất bóng Loại Bóng Số viện pin thời gian thắp sáng
W mah Viên Giờ
3 2000 1 2.47
5 2000 1 1.88
7 2000 1 1.63
9 2000 1 1.49
12 2000 1 1.28
15 2000 1 1.16
20 2000 1 0.97

3. Mạch sạc pin 18650:

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại mạch sạc cho bạn lựa chọn, tuy nhiên để dùng chính củ sạc của điện thoại thì mình nên chọn loại TP4056 18650 Type-c, với cổng sạc thích hợp dùng cho điện thoại samsung chân to. Có thông số như sau: Điện áp vào: 5V; Dòng sạc tối đa = 1A, có kèm mạch bảo vệ (sạc đầy tự ngắt, đèn chuyển từ mầu đỏ sang mầu xanh)

4. Triết áp 5 chân

Vì công suất bóng đèn khá nỏ nên chúng tôi dùng loại triết áp 1k (loại nhỏ nhất) loại này đi kèm với công tắc bật tắt để ngắt nguồn luôn.

5. Công tắc on - off

Công tắc hoạt đông ở hai chế độ: Khi nhấn xuống và buông tay ra thì công tắc vẫn đóng và khi nhấn xuống lần nữa và buông tay ra thì công tắc cắt điện. Ứng dụng trong trường hợp này là để chuyển chế độ sáng của đèn từ sáng tối sang sáng rực. (sáng hết công xuất.

Sơ đồ đấu dây

Với 5 linh kiện như trên, ta có sơ đồ đấu dây của đèn tự chế có điều chỉnh độ sáng như sau:

sơ đồ dấu dây đèn led tự chế

Các bạn có thể tải ảnh về và zoom to lên để nhìn rõ ký tự trên bản mạch và cực âm - Dương của Pin nhé. 
Chú ý: Tuyệt đối không đấu nhầm cực.

Hướng dẫn các bước tiến hành làm:

Bước 1: Gắn thanh thép làm cần đèn vào đế pin.

- Trước tiên để định vị các linh kiện lắp bên trong đèn, ta dùng ống ghen hộp 20x10mm đã cắt ngắn vừa với hộp đế pin 18650 loại mắc song song. Dùng băng dính 2 mặt để gắn tạm hộp linh kiện lên mặt đế pin nhưng ở bước này chúng ta chưa dán lên hộp đế pin vội.
- Sau khi xác định được vị trí hộp đựng linh kiện, tiến hành khoan 3 lỗ đường kính 2mm để luồn dây thép qua, buộc cố định để làm cần đèn. (cái này phải buộc cố định thì khi chỉnh hướng đèn mấy không bị bung ra được.)

Bước 2: Hàn linh kiện vào. 

Trước tiên phải định vị các linh kiện xác định rõ đường dây điện sẽ đi như thế nào trong hộp sao cho gọn gàng nhất. Sau đó khoan 2 lỗ M2 để cho 2 dây điện đi từ hộp ra đèn và 2 lỗ từ pin vào hộp linh kiệnh. Tiến hành hàn như sơ đồ bên trên. 

Bước 3: Thử vận hành đèn.

- Kiểm tra khả năng sạc pin
- Để kiểm tra xem các linh kiện trong hộp đã hàn đúng sơ đồ chưa, ta tiến hành hàn 2 dây ra của hộp với đèn và lắp pin vào đế (cái công đoạn lắp pin vào đế là rất quan trọng vì nếu nhầm cực là cháy luôn nên phải rất lưu ý trước khi lắp pin) rồi tiến hành bật tắt.

Bước 4: Lắp đèn vào cần đèn

- Trên bảng led, khoan lỗ M3.2 để bắt ốc cố định bảng led với dây thép làm cần đèn (con ốc này lấy ở cái cầu đấu loại nhỏ nhất 30A). Ở bước này chúng ta phải cẩn thận không khoan chúng mạch điện trên bảng led. Tốt nhất nên khoan 1 lỗ rồi sau cố định bằng keo 704.
- Dùng ống co nhiệt fi 6 luồn vào cần đèn và dây điện. Đầu dây thép 2mm được cố dịnh với bảng led bằng ốc.
- Cuối cùng là hàn dây điện vào bảng led (chú ý là hàng đúng cực âm dương của đèn. cái này có hàn nhầm thì đèn cũng không sao cả nên không sợ)

Bước 5: Hoàn thiện.

Lắp tất cả các viên pin vào đế pin. Nhắc lại lần nữa là phải chú ý đến chiều âm dương của pin. Sau đó dùng keo nến để cố định tất cả các cái nào cần cố định. Dùng băng dính điện để quấn cách điện ở xung quanh. Dùng keo 704 để cố định những chỗ có mạch điện...

Trên đây chúng tôi xin đưa ra một gợi ý về cách làm đèn led tích điện, với thời gian sánh được lâu. Để tăng thời gian sáng lâu hơn nữa thì chỉ cần tăng số lượng viên pin hoặc tăng dung lượng của từng viên pin là được. Ngoài cách làm này, chúng ta cũng có thể chế nhiều kiểu đèn khác nhau với công xuất khác nhau nhưng tất cả đều có chung một nguyên tắc về đấu mạch điện như ở hình trên. Có điều muốn tăng công xuất đèn lên cao nữa thì phải tăng thêm nhiều mạch sạc lắp song song với nhau lại để giảm thời gian sạc và tăng công suất xả của mạch.

P/s: Xin phép quảng cáo chút: Hiện tại ở cửa hàng chúng tôi tại số 32 minh khai, HN đang bán các dòng máy dụng cụ cầm tay chạy pin và nhận đóng khối pin cho máy cầm tay như: Máy khoan, máy cắt, cưa... Đối với các bạn mua thân máy riêng và khối pin riêng thì chúng tôi tiến hàng bảo hành riêng cho từng loại. Riêng Pin được bảo hành 6 tháng.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Điện, Nước, Kim Khí, Điện Lạnh
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Danh mục